Chọn kem chống nắng nào tốt theo tiêu chuẩn khoa học?

Tác giả: Phòng Biên Soạn GumoSkin Ngày đăng: 07.07.2021

Ánh nắng mặt trời luôn ẩn chứa tia cực tím gây hại cho làn da như cháy nắng, bỏng nắng, sạm da, lão hoá sớm, da đồi mồi,… nghiêm trọng nhất là nguy cơ ung thư da. Vì thế, việc sử dụng sản phẩm chống nắng hàng ngày là điều cần thiết để bảo vệ da khỏi các tác nhân xấu. Tuy nhiên kem chống nắng cũng phải được lựa chọn và sử dụng đúng cách mới phát huy tốt hiệu quả.

Gumoskin cung cấp các thông tin hữu ích về kem chống nắng và cách lựa chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của bạn trong bài viết bên dưới.

 

 

Kem chống nắng là gì?

Kem chống nắng là loại kem dưỡng da có tác dụng hấp thụ hay phản xạ một lượng tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, từ đó giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng. Một số loại kem chống nắng còn được bổ sung thêm tính năng chống lão hóa, chống ánh sáng nhìn thấy được và tia hồng ngoại.

Các dòng kem chống nắng hiện nay thường ở những dạng sau:

  • Nhũ tương: dạng lotion hoặc dạng kem.

  • Thỏi: thường dùng cho những vùng có diện tích bề mặt nhỏ như môi, mặt hoặc dùng ở trẻ em.

  • Dạng xịt: kết cấu dạng phun sương.

  • Dầu - Mỡ: lý tưởng dành cho những người da khô.

  • Gel trong suốt: thường sử dụng với làn da khô.

 

Phân loại kem chống nắng

Khi được thoa đúng cách, kem chống nắng tạo thành một lớp màng phủ lên tế bào sừng, ngăn chặn tia UV xâm nhập vào các lớp sâu hơn của thượng bì và lớp bì bằng cơ chế hấp thụ hoặc phân tán tia UV. Hiện nay, hầu hết các loại kem chống nắng phối hợp nhiều hoạt chất khác nhau, hoạt động dựa trên một hoặc hai cơ chế trên. Hoạt chất trong kem chống nắng thường được chia thành 2 nhóm chính: nhóm hoạt chất hữu cơ, hay còn gọi là hoạt chất hóa học, tan trong nước hoặc dầu, có khả năng hấp thụ các phân tử lượng ánh sáng (photon); và nhóm hoạt chất vô cơ hoặc vật lý, không tan, có tác dụng phân tán năng lượng ánh sáng. 

 

 

Vì vậy, trên thị trường có nhiều loại kem chống nắng như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học hoặc kết hợp giữa vật lý và hóa học. Những loại kem chống nắng này có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp cho các đối tượng khác nhau. Để chọn được loại kem chống nắng phù hợp, trước hết bạn phải hiểu về làn da và nhu cầu của chính mình.

  • Sở hữu làn da nhạy cảm, kem chống nắng vật lý với các thành phần lành tính sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

  • Làn da dầu nên lựa chọn kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh và dễ tiệp màu da.

 

Gọi ngay Hotline hoặc Zalo GumoSkin: 0901 759 660 để được bác sĩ da liễu hỗ trợ tư vấn dòng kem chống nắng phù hợp cho làn da của bạn hoàn toàn miễn phí!

 

Kem chống nắng vật lý 

Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ hoạt động theo cơ chế phản xạ ánh sáng. Thành phần trong kem chống nắng vật lý thường gồm các chất kim loại như Titanium Dioxide và Oxit Kẽm.

Mặc dù, Titanium Dioxide ở nồng độ cao có thể gây dị ứng song hầu hết thành phần này đều được kiểm soát với nồng độ an toàn nên kem chống nắng vật lý không gây kích ứng da. Vì vậy, sản phẩm chống nắng vật lý là sự lựa chọn tốt cho trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và những người có da nhạy cảm.

Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hoá học là loại kem chống nắng hữu cơ hoạt động như màng lọc hóa học giúp hấp thu tia UVA và UVB. Thành phần chính trong kem chống nắng hóa học gồm nhiều chất hóa học khác nhau như Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone,... kết hợp lại tạo thành một phức hợp.

Bảng chi tiết các thành phần trong kem chống nắng:

Tên thành phầnCơ chếNồng độ sử dụngTác dụng
Kẽm Oxide (ZnO)Phản xạ UVA và UVB phổ rộng theo cơ chế vật lý2 - 25%Chống nắng, điều trị mụn trứng cá, giữ ẩm, giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa vi khuẩn
Titanium Oxide (TiO2)Phản xạ UVA và UVB phổ rộng theo cơ chế vật lý2 - 15%Chống nắng và không gây bít tắc lỗ chân lông
AvobenzoneHấp thụ UVA I theo cơ chế hóa học2 - 3%Kết hợp với các thành phần chống nắng khác để tăng khả năng hấp thụ
OxybenzoneHấp thụ UVB và UVA II theo cơ chế hóa học< 6%Chống nắng, bảo vệ làn da
OctinoxateHấp thụ UVB theo cơ chế hóa học< 3%Chống nắng, bảo vệ làn da
OctisalateHấp thụ UVB theo cơ chế hóa học< 5%Chống nắng, bảo vệ làn da

 

So với kem chống nắng vật lý, chống nắng hóa học ngày càng phổ biến vì kết cấu mỏng, nhẹ, không màu, không mùi và khả năng chống tia UV được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của kem chống nắng hóa học là có thể  gây kích ứng da, ngoài ra chất kem dễ thẩm thấu vào da nên một số sản phẩm không dùng được ở phụ nữ có thai và cho con bú.

Tiêu chí để đánh giá kem chống nắng nào tốt?

Chỉ số SPF và chỉ số PA

Kem chống nắng có 2 chỉ số quan trọng là SPF và PA. Hai chỉ số này phản ánh khả năng chống lại tia UVA và tia UVB, cụ thể như sau:

  • SPF (Sun Protection Factor) là chỉ số đo lường khả năng chống tia UVB. Theo đó, SPF càng cao thì da càng được bảo vệ khỏi tia UVB. Một sản phẩm có SPF 15 làm giảm 93,3% lượng tia UV tiếp xúc với da, SPF 30 giảm được 96,7% lượng tia UV,  kem chống nắng có SPF 50 ngăn 97,8% lượng tia UV đến da.

Công thức tính phần trăm lượng tia UV được hấp thu bởi kem chống nắng được tính như sau: lượng hấp thụ = 100 – (100/SPF). Tuy nhiên, kem chống nắng chỉ thể hiện đúng chỉ số SPF khi được sử dụng đủ lượng 2 mg/cm2. 

Lưu ý, trước đây người ta cho rằng 1 SPF có khả năng chống nắng khoảng 15 phút, điều này hiện nay không còn chính xác.

  • UVA-PF (UVA Protection Faction) hay PA (Protection Grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng chống tia UVA. Sản phẩm chống nắng được yêu cầu ghi nhận thêm mức độ chống tia UVA dựa trên hệ thống đánh giá 4 sao. Có 4 mức độ là *, **, ***, **** tương ứng với mức độ chống tia UVA thấp (2 - 4 giờ), trung bình (4 - 8 giờ), cao (8 - 12 giờ), rất cao ( > 12 giờ). 

Hầu hết các loại sản phẩm chống nắng trên thị trường đều chống được tia UVB, nhưng không phải loại nào cũng có chỉ số PA. Do vậy bạn cần đọc kỹ bao bì sản phẩm để nắm được đặc tính của kem chống nắng, loại sản phẩm chống nắng được các chuyên gia khuyên dùng cần nên có cả 2 chỉ số SPF và PA để được bảo vệ da một cách trọn vẹn. Các chế phẩm chống nắng có phổ hấp thụ rộng với SPF 30 và UVA-PF > ** là thích hợp nhất cho việc sử dụng hàng ngày.

 

Ý nghĩa hai chỉ số quan trọng trên kem chống nắng

Ý nghĩa hai chỉ số quan trọng trên kem chống nắng

 

Kem có đặc tính chống thấm, chống nước

Yêu cầu kem chống nắng có đặc tính chống nước, không có nghĩa là “không thấm nước” vì không có kem chống nắng nào là không thấm nước hoặc “không thấm mồ hôi”. Khái niệm này được hiểu là kem chống nắng có thể sử dụng khi người dùng tham gia các hoạt động dưới nước như tắm biển, bơi lội hay đổ mồ hôi.

Trước đây, nhiều loại kem chống nắng được gắn mác “waterproof” (không thấm nước). Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng hiệu quả bảo vệ là 100% và họ có thể thoải mái bơi lội mà không phải lo bôi lại kem chống nắng. Từ năm 2012, các nhà sản xuất không được phép sử dụng các từ “waterproof” hoặc “sweatproof” cho sản phẩm chống nắng. Quy định này được đưa ra bởi FDA, trên cơ sở xét thấy những từ này nói quá về hiệu quả kem chống nắng chống nước. Thay vì dùng từ waterproof, hiện nay các loại kem chống nắng được dán nhãn chống nước 40 hoặc 80 phút (“Water Resistant (40 min)” hoặc “Water Resistant (80 min)”). Điều đó có nghĩa là sau 40 hoặc 80 phút bơi hoặc đổ mồ hôi, bạn nên bôi lại kem chống nắng. Kem chống nắng có chỉ số chống nước 80 có thể được coi là “Rất chống nước” (Very water-resistant). Kem chống nắng kháng nước giữ nguyên giá trị SPF đã nêu sau một thời gian nhất định (40 hoặc 80 phút) trong nước hoặc trong khi đổ mồ hôi.

 

Chống nắng quang phổ rộng

Theo nghiên cứu, cả tia UVA và tia UVB đều có các bước sóng khác nhau. Vì thế các chuyên gia da liễu thường khuyên người dùng nên chọn các dòng kem chống nắng có ký hiệu “broad spectrum” - ký hiệu thể hiện sản phẩm chống nắng có khả năng chống nắng quang phổ rộng, tức là chống được cả tia UVA và UVB.

 

Chống được tia hồng ngoại

Trong ánh nắng mặt trời, tia hồng ngoại chiếm hơn 50%. Tác hại của tia hồng ngoại không còn dừng ở mức nghi ngờ mà đã được khẳng định góp phần phá vỡ sợi collagen và elastin, gây tổn thương trên bề mặt da. Thế nên, ngày nay khi lựa chọn kem chống nắng bạn nên đề ra thêm yêu cầu là khả năng chống tia hồng ngoại. 

 

Chống ô nhiễm

Ô nhiễm không khí với những hạt bụi có đường kính siêu nhỏ, có thể len lỏi qua các rào cản tự nhiên của da, khiến bít tắc lỗ chân lông gây mụn. Kem chống nắng được đánh dấu là chống ô nhiễm đã được bào chế bằng cách sử dụng các thành phần đặc biệt sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

 

Chống ánh sáng xanh

Làn da của các dân công sở ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhưng vẫn xuất hiện các hiện tượng như sạm, nám… nguyên nhân chính gây ra các vấn đề này là do ánh sáng xanh. Tia sáng này xuất hiện trên màn hình của các thiết bị điện tử. Ánh sáng xanh không những làm thoái hóa điểm vàng ở mắt, còn ảnh hưởng đến da. Vì vậy, kem chống nắng thời hiện đại, người ta còn quan tâm đến việc chống luôn cả ánh sáng xanh. 

 

Chống oxi hóa

Chỉ số SPF tối đa chỉ có thể chống được 98% tia tử ngoại, và 2% còn lại của tia UV sẽ vẫn đi vào da. Mặc dù, 2% không phải là con số quá cao, nhưng sau thời gian thì “phần trăm ít ỏi” này sẽ ảnh hưởng nhất định đến làn da như sản sinh ra các gốc tự do và tạo ra quá trình oxy hóa. Vì vậy, để ngăn tình trạng đó xảy ra bạn nên thêm các sản phẩm chống oxy hóa vào thực đơn hàng ngày, và lựa chọn chất chống oxy hóa trong kem dưỡng da, cũng như là kem chống nắng. 

 

 

Cách lựa chọn kem chống nắng nào tốt cho từng loại da

Da dầu mụn

Hai tiêu chí lựa chọn kem chống nắng cho da dầu mụn:

  • Kết cấu sản phẩm mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh, không gây nhờn rít

  • Thành phần không chứa dầu (“oil free”, “oil control”, “no sebum”, “for oily skin”)

 

Một số dòng kem chống nắng cho da dầu mụn ở dạng sữa hoặc gel như:

  • Kem chống nắng Martiderm: đây là kem chống nắng dùng cho mọi loại da, chống được cả tia UVA, UVB, tia hồng ngoại, áng sáng nhìn thấy được. Xem thêm bài review kem chống nắng Martiderm tại đây.

  • Kem chống nắng dạng gel không dầu Heliocare 360

  • Kem chống nắng dạng nước Tenamyd

  • Bioderma SPF 30 Mat

Da khô

Tiếp xúc với ánh nắng càng dễ khiến da khô trở nên mất nước nghiêm trọng hơn. Thế nên, những loại kem chống nắng cho da khô cần có thêm hoạt chất dưỡng ẩm như Glycerin, Hyaluronic Acid … 

 

Một số dòng kem chống nắng cho da khô như:

  • Kem chống nắng phục hồi Easydew SPF 50

Chăm sóc và bảo vệ da khô hoàn hảo với kem chống nắng Heliocare 360 Gel Oil free Dry Touch SPF 50 dạng gel

Chăm sóc và bảo vệ da khô hoàn hảo với kem chống nắng Heliocare 360 Gel Oil free Dry Touch SPF 50 dạng gel

 

Da nhạy cảm

Da nhạy cảm là da khó chiều nhất trong tất cả các loại da, bởi làn da này rất dễ bị kích ứng dưới ánh nắng và thành phần hóa học có trong kem chống nắng. Thế nên, lựa chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm cần đặc biệt lưu ý 2 tiêu chí:

  • Ưu tiên sử dụng kem chống nắng vật lý, không chứa cồn, không hương liệu.

  • Kết cấu kem chống nắng phải mỏng, nhẹ và được ghi rõ là dành cho da nhạy cảm (“sensitive”)

 

Một số dòng kem chống nắng cho da nhạy cảm như:

 

Chúng ta thường được khuyên rằng phải luôn luôn sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài ngay cả khi trời nắng hoặc mưa để bảo vệ tốt nhất cho làn da của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng kem chống nắng đúng cách để phát huy tối đa tác dụng. Lưu ý khi bôi kem chống nắng:

  • Kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, phổ rộng, chống nắng tốt nếu bạn thường xuyên ra mồ hôi hoặc có các hoạt động dưới nước. Trường hợp bạn tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh (màn hình điện thoại, laptop,...) cân nhắc sử dụng kem chống nắng chống được tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy được.

  • Kem chống nắng là bước cuối trong quy trình chăm sóc da. Bạn phải bôi kem chống nắng buổi sáng mỗi ngày, sau lớp dưỡng ẩm và trước lớp trang điểm. Chỉ ra ngoài sau khi bôi kem chống nắng tối thiểu là 15 - 20 phút.

  • Thoa kem chống nắng ở cả vùng cổ, tai và sau gáy.

  • Thoa kem chống nắng kể cả khi trời không nắng và không hoạt động ngoài trời.

  • Nếu hoạt động ngoài nắng nhiều, bôi kem chống nắng lại sau 3 - 4 tiếng.

  • Luôn tẩy trang vào cuối ngày.

  • Cần chọn kem chống nắng riêng cho mặt và body, không nên dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt vì rất dễ gây kích ứng và cảm giác bết rít, nổi mụn.

  • Kem chống nắng không bảo vệ được 100% tác hại của ánh nắng, vì vậy cần kết hợp các phương pháp khác như che chắn, uống viên chống nắng.

Hướng dẫn bôi kem chống nắng đúng cách

Hướng dẫn bôi kem chống nắng đúng cách

 

Gọi ngay Hotline hoặc Zalo GumoSkin: 0901 759 660 để được bác sĩ da liễu hỗ trợ tư vấn cách lựa chọn dòng kem chống nắng phù hợp cho làn da của bạn hoàn toàn miễn phí!

 

Thông tin của bài viết này có sự tham khảo từ các hãng dược mỹ phẩm và một số nguồn đáng tin cậy. Đồng thời, nội dung bài viết được hoàn thành dưới sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ da liễu trước khi gửi đến người xem.

Bạn đang xem: Chọn kem chống nắng nào tốt theo tiêu chuẩn khoa học?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: